Quay lại
Thi công các công trình cao tầng đòi hỏi có hệ giàn giáo bao che chắc chắn và an toàn. Hiện nay, hầu hết các hệ thống giàn giáo bao che tại Việt Nam được thi công theo cách truyền thống là dùng thanh I (gác trên hệ sàn bằng cách định vị bu lông chờ sẵn trên mặt sàn hoặc dùng bu lông nở khoan cấy vào dầm biên, liên kết thanh I vào dầm biên bằng bản mã). Mặc dù, đây phương pháp thi công phổ biến nhưng không là giải pháp hiệu quả tối ưu vì tốn kém nhiều chi phí, thời gian và quan trọng hơn hết là không thực hiện được đối với các vị trí cột biên. Để thay thế và khắc phục toàn bộ các yếu điểm của cách thi công cũ, công ty cổ phần QH Plus đã ứng dụng công nghệ Đức phát triển dòng sản phẩm SY Insert – Giải pháp mới này giúp đơn giản hóa các thao tác thi công, tiết kiệm về thời gian, chi phí và có thể sử dụng cho tất cả các vị trí của công trình.
Thanh I được neo vào hệ sàn phải trải qua nhiều thao tác và sử dụng thêm bu lông neo, thép gông để cố định thanh I. Ngược lại, SY Insert hoàn toàn không cần bu lông neo và thép gông để cố định mà được lắp đặt trực tiếp vào hệ dầm. Theo truyền thống, thanh I neo vào hệ sàn thì khả năng chịu lực kém hơn rất nhiều so việc sử dụng SY insert đặt trực tiếp vào dầm. Mặt khác, phương pháp truyền thống không thực hiện được tại một số vị trí cột biên vì cột biên có nhiều thép chủ chịu lực (thép tròn) đứng gần nhau nên thanh I không thể đặt xen giữa vào các thanh thép này. Ở các vị trí này thì đội thi công lại phải sử dụng biện pháp khoan bu lông nở/hóa chất cấy vào hệ sàn để lắp đặt thanh I. Khoan bu lông hóa chất khá tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian; quan trọng hơn là quá trình khoan dễ xảy ra tình trạng khoan trúng thép chủ chịu lực sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của toàn bộ công trình. Đây là điều cấm kỵ đối với phía chủ đầu tư. Trong khi đó, bu lông SY Insert có cấu tạo gọn có thể sử dụng cho tất cả các vị trí bao gồm vị trí cột biên có nhiều thép chủ thay vì phải khoan bu lông hóa chất.
THI CÔNG TẠI VỊ TRÍ TƯỜNG THÔNG THƯỜNG | |
Phương pháp thi công truyền thống | Phương pháp thi công bằng SY Insert |
Bước 1: Xác định vị trí đặt thanh I trên sàn trước khi đổ bê tông | Bước 1: Xác định vị trí đặt thanh I trên ván khuôn trước khi đổ bê tông |
Bước 2: Đặt hai thanh thép gông (đặt sát mép tường) chờ sẵn trong hệ sàn trước khi đổ bê tông | Bước 2: Khoan lỗ trên ván khuôn và cố định SY Insert bằng bu lông chịu lực trước khi đổ bê tông |
Bước 3: Định vị bu lông neo (đặt thẳng hàng cách thép gông 1 đoạn) bằng phương pháp hàn có bản cử trước khi đổ bê tông | Bước 3: Sau khi đổ bê tông, lắp mặt bích đã hàn sẵn thanh I vào 4 vị trí của SY Insert và liên kết bằng bu lông chịu lực |
Bước 5: Sau khi hoàn tất công trình, tháo dỡ giàn giáo bằng cách tháo thanh I ra khỏi bu lông neo và hai thép gông | |
Bước 6: Cắt bỏ phần thép thừa của bu lông neo và thép gông | |
THI CÔNG VỊ TRÍ CỘT BIÊN CÓ NHIỀU THÉP CHỦ | |
Sử dụng bu lông hóa chất/bu lông nở | Phương pháp thi công bằng SY insert |
Bước 1: Xác định vị trí cần đặt thanh I trên tường đã đổ bê tông | Bước 1: Xác định vị trí đặt thanh I trên ván khuôn trước khi đổ bê tông |
Bước 2: Khoan tạo lỗ với đường kính, chiều sâu lỗ theo yêu cầu kỹ thuật. Làm sạch lỗ khoan bằng máy thổi bụi | Bước 2: Khoan lỗ trên ván khuôn và cố định SY Insert bằng bu lông chịu lực trước khi đổ bê tông |
Bước 3: Đóng bu lông hóa chất/bu lông nở vào lỗ khoan, phần đầu ren của bu lông sẽ được lộ ra bên ngoài | Bước 3: Sau khi đổ bê tông, lắp mặt bích đã hàn sẵn thanh I vào 4 vị trí của SY Insert và liên kết bằng bu lông chịu lực |
Bước 4: Lắp mặt bích đã hàn sẵn thanh I vào các bu lông đã đóng và cố định lại | Bước 4: Sau khi hoàn tất công trình, tháo dỡ giàn giáo bằng cách tháo mặt bích có thanh I ra khỏi 4 SY Insert |
Bước 5: Sau khi hoàn tất công trình, tháo dỡ giàn giáo bằng cách tháo mặt bích ra khỏi bu lông đã cấy vào tường | |
Bước 6: Cắt bỏ phần thép thừa của bu lông neo và thép gông | |
Bước 7: Cắt bỏ phần đầu ren lộ ra bên ngoài của bu lông đã cấy vào tường |
Phương pháp thi công truyền thống | Phương pháp thi công bằng SY insert |
Khối lượng thanh I lớn vì cần thanh I dài (khoảng 3m) --> Tốn kém chi phí | Khối lượng thanh I ít hơn khoảng 1,5 lần vì chỉ cần sử dụng thanh I ngắn hơn (khoảng 1,8m) --> Tiết kiệm được chi phí |
Tốn khối lượng bu lông neo và thép gông để cố định thanh I --> Tốn chi phí và thời gian thực hiện | Hoàn toàn không tốn bu lông neo và thép gông để cố định Tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện |
Phải khoan bu lông hóa chất đối với các vị trí cột biên nhiều thép chủ --> Tốn chi phí cao và ảnh hưởng đến thép chủ | Cấu tạo nhỏ gọn, có thể sử dụng cả những vị trí cột biên mà không ảnh hưởng đến thép chủ --> Tiết kiệm chi phí và an toàn cho thép chủ |
Thanh I được neo sàn nên khả năng chịu lực kém | SY Insert được neo trực tiếp vào dầm nên khả năng chịu lực rất tốt |
Sau khi thi công xong, phải cắt bỏ bu lông hóa chất thừa bên ngoài và các bu lông neo, thép gông để tháo gỡ thanh I --> Tốn thời gian và chi phí thực hiện | Sau khi thi công, chỉ cần tháo bu lông lục giác để tách rời thanh I và SY Insert --> Thực hiện nhanh chóng và không tốn chi phí |